Savills: Khó khăn pháp lý kéo dài có thể khiến giá bán bất động sản ở mức cao kéo dài
Theo đánh giá của ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam, vấn đề pháp lý là nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường...
Nảy sinh đặc quyền
Tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) quy định: Chủ đầu tư bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án BĐS phải thực hiện thông qua sàn giao dịch BĐS.
Sàn giao dịch BĐS là nơi tổ chức việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS; giới thiệu, kiểm tra giấy tờ về BĐS bảo đảm đủ điều kiện được giao dịch; niêm yết, cung cấp công khai thông tin về BĐS đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh cho các bên tham gia có nhu cầu giao dịch; làm trung gian cho các bên trao đổi, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua BĐS.
Sàn giao dịch sẽ thực hiện nghĩa vụ của chính mình, thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có quyền hoặc bên ủy quyền. Khi đó, sàn sẽ được thu phí dịch vụ của chủ đầu tư hoặc khách hàng có BĐS được đưa lên sàn. Cá nhân môi giới BĐS được hưởng tiền thù lao, hoa hồng từ sàn.
Theo ông Trần Khánh Quang - Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa, các chi phí phát sinh khi giao dịch qua sàn phổ biến ở mức 2% giá trị tài sản nếu là hàng dễ bán và mức phí môi giới lên đến 4-5%, có trường hợp vượt ngưỡng này với tài sản khó bán, kén khách. Tất cả những chi phí này sẽ được cộng vào giá thành sản phẩm BĐS và người mua phải chịu.
Giới chuyên gia cho rằng, các giao dịch quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nếu phải thông qua sàn giao dịch dẫn đến việc sàn giao dịch được "đặc lợi" khi được hưởng phí dịch vụ bán hàng tối thiểu là 2% trên doanh số bán hàng, thậm chí có không ít trường hợp "phí môi giới" này cao hơn rất nhiều. Chưa kể sàn giao dịch có thể vô tình chiếm dụng tiền thanh toán bán hàng của chủ đầu tư. Bởi lẽ sàn giao dịch thường định kỳ mới chuyển tiền thanh toán của khách hàng cho chủ đầu tư dự án sau một thời gian nhất định.
Liên kết để lách luật?
Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng hơn 1.100 sàn giao dịch, với hàng nghìn môi giới.
Chị Hoàng Hồng Hạnh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có ý định mua căn hộ chưng cư, dự án ở Hưng Yên và có chủ động liên hệ với khoảng 3 môi giới của 3 công ty BĐS. Cả 3 công ty đều báo giá giống nhau, trực tiếp ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư, tuy nhiên, có môi giới thẳng thắn nói tiền đặt cọc giữ suất mua nhà là 30 triệu đồng, có môi giới nói “cắt lại một phần môi giới, chỉ lấy 20 triệu đồng”.
“Theo tôi hiểu mỗi môi giới khi bán được 1 căn hộ đều được hưởng hoa hồng, tuỳ vào từng khách hàng, các môi giới sẽ cắt nhiều hoặc cắt ít phần hoa hồng này để khách hàng chốt đơn” - chị Hạnh nói.
Môi giới BĐS hay sàn giao dịch BĐS về bản chất chỉ là đơn vị làm dịch vụ “phục vụ” cho bên bán, bên mua hoặc phục vụ cả 2 và được trả phí. Thời gian qua, có những chủ đầu tư tiềm lực mạnh, mở sàn giao dịch BĐS và nuôi đội quân bán hàng. Mỗi lần chủ đầu tư mở bán dự án, đội bán hàng có một số thao tác như ôm hết hàng và tạo tình huống cháy hàng, đẩy giá lên cao. Khách hàng muốn mua, phải thêm phần chênh lệch vào.
Thực tế cho thấy, thời gian qua, nhiều sàn giao dịch BĐS được lập ra để bán hàng cho các chủ đầu tư, thậm chí có nhiều sàn giao dịch được giao đặc quyền bán sản phẩm cho chủ đầu tư với mức chiết khấu lớn.
Chưa kể việc nhiều chủ đầu tư, sàn giao dịch BĐS đào tạo môi giới như những nhân viên bán hàng, hầu như không đào tạo về những kiến thức pháp luật trong kinh doanh BĐS khi tham gia thị trường. Đây là lỗ hổng rất lớn về kiến thức, vậy nên rất nhiều môi giới tham gia bán những sản phẩm không đủ điều kiện ra thị trường và có thể để lại hậu quả nặng nề cho cả khách hàng.
Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) Nguyễn Văn Đính từng thừa nhận, quy định giao dịch BĐS phải qua sàn giao dịch sẽ khiến quy trình mua bán phức tạp thêm, chủ đầu tư dự án bị mất quyền chủ động bán hàng. Dù rằng mặt tích cực của việc này là có bên trung gian để chịu trách nhiệm về sản phẩm, phòng, chống rửa tiền, nhà nước được quản lý thông tin...
Kinh nghiệm tại nhiều nước cho thấy, môi giới bất động sản phải được đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề, có mã số cá nhân môi giới. Còn tại Việt Nam, chất lượng người làm môi giới bất động sản hiện cũng chưa cao, số người được đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề còn rất ít.
Đại đoàn kết
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Theo đánh giá của ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam, vấn đề pháp lý là nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường...
Hiện nay, giá đất nền tại nhiều khu vực đã giảm sâu. Thời điểm này được nhận định là cơ hội cho những nhà đầu tư có tiềm lực mua vào, song vẫn cần cẩn...
Dựa trên thực tế, một số địa phương đề xuất rút ngắn bớt thời gian thông báo thu hồi đất đối với đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.
Ngày 26/2, tại tỉnh Hòa Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự lễ khởi công đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình -...
Gần một năm trôi qua, kể từ thời điểm chính sách tín dụng thắt chặt với việc vay bất động sản, hoạt động đầu tư mua bán đất nền tỉnh trầm lắng rõ nét.
Tính chất của thị trường thay đổi khiến cuộc chơi của những nhà đầu tư đặt chân vào lĩnh vực bất động sản ngày càng khốc liệt. Bài toán tạo sóng, gây...
Hiện tại, Tp.HCM đang có những động thái khá quyết liệt gỡ vướng cho hàng loạt dự án.
Góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều địa phương cho rằng, một số quy định liên quan thu hồi, bồi thường, tái định cư trong giải phóng mặt...
Sốt đất của giai đoạn 2017-2020 có lẽ khoảng thời gian “huy hoàng” của không ít các nhà đầu tư. Đó là thời bỏ một đồng vốn nhận về khoản lợi nhuận...
Một trong những băn khoăn của dư luận đối với Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là làm thế nào để xác định được giá đất sát với giá thị trường.
Những tin cũ hơn
HĐND tỉnh Khánh Hòa được Chính phủ ủy quyền cho phép chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa với quy mô dưới 500 ha.
Vấn đề pháp lý là nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường bất động sản Việt Nam giảm sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, các chuyên gia...
Nhiều hộ dân mua phải nhà xây dựng trái phép tại địa bàn quận Liên Chiểu, Đà Nẵng được người bán trả lại tiền, đền bù bằng căn nhà khác, một số hộ vẫn...
2/79 căn biệt thự xây dựng trái phép ở Phú Quốc (Kiên Giang) đã được ngành chức năng cưỡng chế, phá dỡ. Hiện 77 căn còn lại địa phương này đang củng...
Dự án Khu phức hợp Sóng Việt tại lô đất 1-17 Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức có tổng diện tích khoảng 7,6ha đang được UBND TP.HCM chỉ đạo gỡ...
Ngày 25/2, tại Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Hội nghị còn có...
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 với việc phát triển hơn 1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội với nguồn vốn khoảng...
HoREA đề xuất bổ sung quy định cho phép nhà đầu tư nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua thỏa thuận với người sử dụng đất tại Điều 128 Dự thảo Luật...
Nhắc đến Mũi Né thời điểm này, dưới cách nhìn của những nhà đầu tư chuyên nghiệp, đó là nhắc tới cơ hội hấp dẫn với thị trường đầy tiềm năng đang dần...
Nhiều nhà đầu tư có bao nhiêu tiền đều đã “tất tay” vào bất động sản trước đó. Do vậy, hiện nay không ít người lâm vào cảnh “hết tiền” chỉ có đất.