Chính phủ đề nghị đẩy mạnh truyền thông khôi phục niềm tin, hỗ trợ thị trường bất động sản
Để tháo gỡ khó khăn về suy giảm niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bất động sản, Chính phủ đề nghị thông...
Liên quan đến quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản báo cáo tình hình triển khai nhiệm vụ của Tổ công tác về nghiên cứu, đánh giá tổng thể khả năng khai thác hàng không dân dụng tại sân bay quân sự; nghiên cứu đề án xã hội hóa đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh các vị trí quy hoạch cảng hàng không đề xuất cần tiếp tục được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng cả về điều kiện địa hình và tổ chức vùng trời.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, sân bay Thành Sơn là sân bay quân sự cấp 1, nằm ở TP Phan Rang-Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), hạ tầng chính bao gồm 2 đường cất hạ cánh (1 đường cất hạ cánh chính kết cấu bằng bê-tông xi-măng và 1 đường cất hạ cánh phụ bằng đất), kích thước 3.050 m x 45 m; 3 sân đỗ máy bay chính. Diện tích đất sân bay khoảng 2.187 ha, tương đối rộng để bảo đảm triển khai các công trình hàng không.
Quy hoạch phân khu xây dựng khu vực sân bay Thành Sơn. Ảnh: Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận
Các công trình khu bay được xây dựng từ những năm 1960 đến nay đã xuống cấp nên cần thực hiện khảo sát, tính toán phương án cải tạo, nâng cấp kết cấu hệ thống sân đường khu bay, đầu tư đồng bộ hệ thống thiết bị thông tin liên lạc, dẫn đường, giám sát (radar, đèn đêm, đài không lưu...); đầu tư đường lăn song song, đường lăn nối và sân đỗ máy bay ở khu vực phía Đông, Đông-Nam.
Ngoài các công trình hàng không dân dụng theo phương án đề xuất cần thực hiện đầu tư các công trình bảo đảm hoạt động bay, đường giao thông kết nối tới cổng số 1 ở phía Nam của sân bay. Ước tính sơ bộ kinh phí đầu tư khoảng 1.500-2.000 tỉ đồng.
Đối với sân bay Biên Hòa, đây là sân bay quân sự cấp 1, với hạ tầng chính bao gồm 2 đường cất hạ cánh, kết cấu bằng bê-tông xi-măng, kích thước 3.050 mx45 m. Diện tích đất sân bay khoảng 967 ha, có khả năng bố trí khoảng 50 ha để quy hoạch khu hàng không dân dụng.
Thực tế, hệ thống kết cấu hạ tầng khu bay (đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ) được xây dựng từ lâu (giai đoạn những năm 1960), hiện đã xuống cấp nên cần khảo sát, tính toán để đánh giá việc cải tạo, nâng cấp bảo đảm khai thác an toàn cho máy bay hàng không dân dụng. Riêng sân đỗ máy bay sẽ phải tiếp tục đầu tư cải tạo, mở rộng.
Để có thể khai thác hàng không dân dụng cần khảo sát, tính toán phương án cải tạo, nâng cấp kết cấu hệ thống sân đường khu bay, đầu tư đồng bộ hệ thống thiết bị thông tin liên lạc, dẫn đường, giám sát và hạ tầng đồng bộ (nhà ga, cung cấp và bảo trì điện, nước, tập kết trang thiết bị mặt đất, khẩn nguy cứu hỏa...); cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông kết nối.
Hiện nay các dự án đầu tư, mở rộng 2 Cảng hàng không Long Thành và Tân Sơn Nhất đang được triển khai theo quy hoạch. Trường hợp khai thác hàng không dân dụng tại sân bay Biên Hòa dẫn tới làm giảm hiệu quả khai thác (do phải chia sẻ vùng trời với Biên Hòa) và hiệu quả đầu tư các dự án đang triển khai; đặc biệt là hoạt động của Tân Sơn Nhất. Vì vậy việc sân bay Biên Hòa khai thác dân dụng cần phải nghiên cứu với quy mô phù hợp để đảm bảo sự phát triển đồng bộ, đồng thời đảm bảo hiệu quả đầu tư đồng bộ giữa cụm 3 Cảng hàng không là Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, Long Thành.
Theo ý kiến của Bộ Quốc phòng, sân bay Biên Hòa và Thành Sơn đủ điều kiện khai thác lưỡng dụng.
Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Tổ công tác xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đưa 2 sân bay này vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn đến 2030.
Về hình thức đầu tư sân bay Thành Sơn và Biên Hòa, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị giao Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận và Đồng Nai tổ chức lập đề án đánh giá tính khả thi, hiệu quả, đảm bảo huy động được nguồn vốn để đầu tư theo phương thức đối tác công-tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao là cơ quan có thẩm quyền tổ chức nghiên cứu, thực hiện đầu tư.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác nghiên cứu, đánh giá tổng thể khả năng khai thác hàng không dân dụng tại sân bay quân sự Thành Sơn (tỉnh Ninh Thuận) và sân bay quân sự Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai); nghiên cứu Đề án xã hội hóa đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) khai thác các cảng hàng không (CHK) Nà Sản (tỉnh Sơn La), Vinh (tỉnh Nghệ An), Chu Lai (tỉnh Quảng Nam), Cần Thơ (TP Cần Thơ) và một số cảng hàng không khác khi có nhu cầu.
Trong văn bản gần đây nhất gửi Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam đã đề xuất bổ sung quy hoạch 2 cảng hàng không Thành Sơn (tỉnh Ninh Thuận), Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Người lao động
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Để tháo gỡ khó khăn về suy giảm niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bất động sản, Chính phủ đề nghị thông...
Trong dịp lễ 30/4 và 2/9 năm 2022, TPHCM đã khởi công 5 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để phục vụ cho người có thu nhập thấp. Thế nhưng đến nay,...
Liên quan đến vụ Nhà hàng Sân Bay xây dựng trên đất lúa, lãnh đạo UBND phường Long Hoà, quận Bình Thuỷ, TP. Cần Thơ cho biết đã cho thời gian 7 ngày...
Dự án Khu văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí tại Hậu Giang có quy mô khoảng 43 ha, gồm các công trình thương mại dịch vụ, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà...
Trong năm 2023, UBND tỉnh Bình Định sẽ tiến hành đấu giá gần 700 lô đất và 11 dự án bất động sản, dự kiến thu về hơn 1.843 tỷ đồng.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho hay, đã bàn giao hồ sơ, tài liệu của Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi (tuyến số 1) cho UBND...
Theo Báo cáo tài chính của Novaland đến ngày 31/12/2022, doanh nghiệp có gần 8.927 tỷ đồng tiền mặt và tiền, con số này đã giảm 60% chỉ trong 3 tháng....
UBND TP Hải Phòng vừa trao chứng nhận đầu tư 3 dự án lĩnh vực nhà ở xã hội, sản xuất Cell Pin và khai thác tàu container với tổng mức đầu tư gần...
Đây là nội dung trong Dự thảo Nghị quyết Về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững .
Chuyên gia nhận định Luật Đất đai sửa đổi với nhiều điểm mới sẽ giúp người dân gỡ được nhiều vướng mắc tồn tại nhiều năm qua.
Những tin cũ hơn
Doanh nghiệp có kế hoạch phát triển bất động sản công nghiệp, làm công nghiệp công nghệ cao.
Theo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), giá đất phổ biến trên thị trường được xác định bằng bình quân của các mức giá giao dịch thực tế của loại đất có...
Hàng loạt khu đất gắn liền với các dự án giao thông trọng điểm tại Bình Dương sẽ được đấu giá để lấy kinh phí phát triển kinh tế, xã hội địa phương....
Nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với tổng diện tích lên tới 35.000m2. Có tất cả hơn 40.000 người họ Bùi đã góp tiền để xây...
Dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững của Chính phủ đưa ra nhiều biện pháp...
Theo giới đầu tư, các phân khúc như bất động sản thương mại, du lịch, nhà ở và bất động sản công nghiệp đều hưởng lợi từ việc thông quan cửa khẩu quốc...
Trong dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, Chính phủ đề xuất dành gói...
Tổng giá trị khoản nợ tạm tính đến ngày 12/9/2022 của CTCP Đầu tư và Phát triển Địa ốc Khang Gia tại ngân hàng là gần 6,164 tỷ đồng. Trong đó, số nợ...
Khu vực Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh sẽ được quy hoạch trở thành thành phố phía Bắc Hà Nội. Nơi đây có nhiều khu công nghiệp, quy tụ các dự án bất động...
Sau Tết Nguyên đán, thị trường bất động sản tại Đồng Nai rục rịch có thanh khoản trở lại. Cùng đó, những khu vực có hạ tầng tốt, cao tốc đi qua hoặc...