Cương quyết cưỡng chế tháo dỡ biệt phủ đẹp nhất Cà Mau
Mặc dù ngành chức năng xác định xây dựng trên đất nuôi trồng thủy sản nhưng chủ nhân của căn biệt phủ đẹp nhất Cà Mau không tự nguyện tháo dỡ.
Chuyển đổi sang kinh doanh online
Tại các tuyến đường trung tâm Quận 1, Quận 3 như đường Lý Tự Trọng, Hai Bà Trưng, Pasteur, Nguyễn Thị Minh Khai…, không khó để bắt gặp nhiều mặt bằng cho thuê đang đóng cửa bỏ trống. Phía ngoài, nhiều tờ giấy liên hệ cho thuê mặt bằng được dán chi chít gây mất mỹ quan. Cá biệt, có những mặt bằng tại Quận 1 suốt một năm trời không có người sử dụng nên xuống cấp, bụi bặm, nhếch nhác.
Ông Troy Griffiths - Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam cho biết, hoạt động xây dựng trì trệ và sức mua suy giảm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là những yếu tố tác động làm cản trở sự tăng trưởng của nguồn cung mặt bằng bán lẻ. Đáng chú ý, trong năm 2022, công suất cho thuê giảm 2% do khách thuê kết thúc hợp đồng trước thời hạn tại các dự án ngoài khu vực trung tâm. Thống kê của Savills cho thấy, khách thuê thuộc lĩnh vực thời trang chiếm 24% diện tích trả mặt bằng, lĩnh vực ăn uống chiếm 22% và lĩnh vực giải trí, giáo dục chiếm 20%.
Một cửa hàng trên đường Hai Bà Trưng bỏ không cả năm trời, đang được tận dụng làm nơi giữ xe. (Ảnh: Duy Phương)
Theo ông Troy, dịch COVID-19 góp phần làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, dần chuyển sang mua sắm online. Điều này cũng làm cho những người kinh doanh chuyển sang tiếp cận khách hàng trên các sàn thương mại điện tử ngày một nhiều hơn. Ông Nguyễn Hoàng (ngụ Quận 3) từng đi thuê mặt bằng tại khu vực trung tâm TP.HCM nhưng sau dịch COVID-19 cũng lựa chọn hình thức kinh doanh mới.
“Tôi từng thuê mặt bằng trên đường Cách Mạng Tháng Tám với mức giá 60 triệu đồng/tháng. Nhưng kể từ giữa năm ngoái bán hàng ế ẩm, chủ nhà không chịu giảm giá nên tôi chuyển sang kinh doanh online. Thời gian gần đây chủ nhà có liên hệ trở lại, giảm 40% giá thuê nhưng tôi không đồng ý vì kinh doanh online cũng ổn”, ông Nguyễn Hoàng chia sẻ.
Xu hướng dịch chuyển ra xa trung tâm
Phân tích nguyên nhân, ông Sử Ngọc Khương – Giám đốc cấp cao, Bộ phận tư vấn đầu tư của Savills Việt Nam cho rằng, những mặt bằng nằm tại các tuyến đường có vị trí “vàng” phần lớn hướng tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp FDI và khách du lịch. Tuy nhiên, thời gian qua, dịch bệnh đã tác động mạnh đến du lịch, nhiều nước vẫn duy trì các biện pháp hạn chế, các doanh nghiệp nước ngoài cũng dè dặt hơn khi mở rộng thị trường. Còn những doanh nghiệp đang kinh doanh trong nước đang thay đổi chiến lược để tiếp tục duy trì hoạt động, thay vì đổ tiền vào mặt bằng tại những vị trí trung tâm.
Không khó để bắt gặp các cửa hàng bỏ trống ở vị trí mặt tiền các tuyến đường Quận 1, dán chi chít quảng cáo cho thuê, trông nhếch nhác, mất mỹ quan. (Ảnh: Duy Phương)
“Họ chuyển sang các mô hình khác, hạn chế chuỗi của họ. Chỉ cần một vài tuyến phố chính, còn lại chuyển sang các quận huyện khác nơi cũng được xem là có tốc độ mua sắm tốt để giảm bớt chi phí mà các doanh nghiệp khó có thể gánh được”, ông Sử Ngọc Khương cho biết.
Theo báo cáo thị trường bất động sản năm 2022 của CBRE Việt Nam, dự báo nguồn cung mặt bằng bán lẻ trong 2 năm tới đều nằm ở các khu vực ngoài trung tâm với diện tích khoảng 132.000 m2 sàn. Giá thuê khu vực ngoài trung tâm có xu hướng tăng từ 1 đến 1,5% một năm. Do nguồn cung mới tại khu vực trung tâm hạn chế, CBRE Việt Nam nhận định, các nhà bán lẻ sẽ tìm kiếm nhiều không gian hơn ở các khu vực ngoài trung tâm để ra mắt các cửa hàng bán lẻ tạm thời trong khoảng thời gian ngắn.
Bà Võ Thị Phương Mai, Trưởng bộ phận mặt bằng bán lẻ, Công ty CBRE Việt Nam cho biết, mặt bằng trống ở khu vực trung tâm không chỉ giá cao mà còn có những vấn đề liên quan đến tính pháp lý. Đây là lý do quan trọng khiến nhiều nhà bán lẻ dè dặt, bởi sau khi dồn tiền đầu tư sẽ dễ gặp rủi ro, khó xin giấy phép kinh doanh, giấy phép phòng cháy chữa cháy...
Dù ở vị trí "vàng", 2 mặt tiền đường Nguyễn Thị Minh Khai nhưng mặt bằng vẫn để trống cả năm. (Ảnh: Duy Phương)
Nhận định về xu hướng dịch chuyển thuê mặt bằng ra các quận xa trung tâm, bà Mai cho rằng, tình hình này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới: “Ở đâu có dân, ở đâu mang tính thương mại thì họ mở. Ở đâu khó thì họ chuyển sang khu vực ít khó hơn. Khi họ có nhu cầu mở rộng mà trong trung tâm không mở được thì đương nhiên phải đi ra ngoài, những khu vực ngoài rìa trung tâm, vì có tính cạnh tranh cao, mặt bằng nhiều nên tỷ lệ lấp đầy vẫn ở mức 11%-12%”.
Chi phí mặt bằng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh, do đó, nếu không có sự san sẻ từ người chủ cho thuê thì những mặt bằng dù ở vị trí “vàng” cũng khó có sức hấp dẫn. Nhất là giai đoạn sau dịch, người dân và doanh nghiệp đều thắt chặt chi tiêu nên chắc chắn những mặt bằng phân khúc giá thấp sẽ được ưu tiên./.
VOV
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Mặc dù ngành chức năng xác định xây dựng trên đất nuôi trồng thủy sản nhưng chủ nhân của căn biệt phủ đẹp nhất Cà Mau không tự nguyện tháo dỡ.
Dù một bức tranh chưa đến mức ảm đạm hay bi quan nhưng nội tại thị trường bất động sản đã cho thấy những nghịch lý đang diễn ra.
Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) vừa thông báo “tin mừng” về triển vọng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án bất động sản trên địa bàn TP....
Bộ Xây dựng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong thời gian tới có biện pháp giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản. Xem xét nới...
Mới đây, chuyên trang du lịch hàng đầu nước Úc, tờ The Sydney Morning Herald gợi ý du khách đến với Thị trấn Hoàng Hôn ở Nam đảo Phú Quốc, điểm đến...
Thời điểm hiện nay, không còn ghi nhận được cảnh nhà đầu tư tấp nập ra vào văn phòng môi giới bất động sản. Thay vào đó, khung cảnh đìu hiu bao trùm...
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - cho biết, hiện thị trường “tắc” nguồn vốn tín dụng , nguồn vốn trái phiếu và “tắc”...
Các nhà đầu tư BĐS nói chung có thể tăng cường xem xét các vấn đề về ESG có thể ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro và lợi nhuận phát sinh từ danh mục...
Sáng nay (17/2), Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị trực tuyến thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững. Đây là Hội nghị có ý nghĩa...
Gần một năm thị trường bất động sản (BĐS) chìm trong khủng hoảng, doanh nghiệp địa ốc nguy cơ phá sản hàng loạt. Nhiều bộ, ngành bày tỏ sự sốt sắng...
Những tin cũ hơn
Quy hoạch sử dụng đất, về giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, xác định giá đất... được xem là những điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật...
Dự báo trong ngắn hạn 12 tháng tới, Giám đốc Xếp hạng Tín nhiệm FiinRatings cho rằng, thị trường bất động sản vẫn ở gam màu xám. Tuy nhiên, có một vài...
Những khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay xoay quanh vấn đề nguồn vốn, tín dụng và chính sách, pháp lý.
Bộ Tài chính cho biết thời gian gần đây đã có trường hợp doanh nghiệp đàm phán để thanh toán trái phiếu bằng cổ phần, sản phẩm bất động sản
Nguồn thu ngân sách từ đất đai những năm qua đã tăng lên nhanh chóng. Thống kê năm 2022 cho thấy loạt địa phương có nguồn thu nhà đất rất lớn và tăng...
Trước những khó khăn của thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng, cần chủ động tổ chức rà soát, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, danh mục đầu cơ...
Khu đô thị mới tại khu vực quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy có quy mô hơn 240ha với tổng mức đầu tư hơn 23.000 tỷ đồng đang tìm kiếm nhà đầu tư.
Trong tháng đầu năm nay, chung cư và biệt thự là những điểm sáng của thị trường, thu hút lượng quan tâm lớn, dù thanh khoản còn gặp nhiều khó khăn.
Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, không dùng tín dụng để gỡ khó thị trường bất động sản và có sự vào cuộc từ Bộ Xây dựng, địa phương trong việc tái...
Trong khi nhu cầu nhà ở ghi nhận ở mức cao, thị trường căn hộ tại Hà Nội hiện đang đối mặt với thách thức làm sao có thể đáp ứng được nguồn cầu với...