Đón tín hiệu đáng mừng, bất động sản Khánh Hòa kỳ vọng "ấm dần"
Sở xây dựng tỉnh Khánh Hòa đánh giá, trong thời gian tới tình hình bất động sản tỉnh Khánh Hòa được dự đoán sẽ có những hiệu ứng tốt hơn.
Góp ý sửa đổi, bổ sung một số quy định của Dự thảo Luật Nhà ở để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030 vừa gửi đến Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), nhận định, nếu chỉ "trích 10% tiền sử dụng đất thu từ các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn" để phát triển nhà ở xã hội thì số tiền này không lớn, nhất là đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa.
Cụ thể, theo HoREA, ngay cả TP. HCM năm 2021 cũng chỉ thu tiền sử dụng đất được 7.560 tỷ đồng nên trích 10% thì cũng chỉ được 756 tỷ đồng mà thôi.
"Với số tiền ít ỏi này thì khó thể dành để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kết nối giao thông của các dự án; đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn và đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, nhất là Nhà nước không có đủ ngân sách để thực hiện đền bù, tạo quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội", ông Châu dẫn chứng.
Vì vậy, HoREA đề xuất nên bổ sung thêm quy định UBND cấp tỉnh "trích 10% tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn" để phát triển nhà ở xã hội.
Cũng theo HoREA, hạn chế của Điều 43 và Điều 81 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) là đã không còn quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại góp phần thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
Cụ thể, Điều 43 và Điều 81 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã đúng khi bỏ quy định "bắt buộc" chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô diện tích từ 10 héc-ta (hoặc 2 héc-ta) trở lên phải dành 20% diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án (quy định tại khoản 5 Điều 13, khoản 2 Điều 16, khoản 4 Điều 26 Luật Nhà ở 2014 và khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2015/NĐ-CP; khoản 4 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP).
Bởi lẽ, không phải dự án nhà ở thương mại nào cũng phù hợp để xây dựng nhà ở xã hội trong cùng dự án, nhất là tại các dự án nhà ở cao cấp, dự án nhà ở trung cấp vì nếu xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án này thì chi phí tạo lập quỹ đất rất cao và chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án phân bổ cho diện tích đất nhà ở xã hội cũng rất cao dẫn đến giá thành, giá bán nhà ở xã hội sẽ rất cao (theo tính toán thì giá bán có thể lên đến trên dưới 40 triệu đồng/m2).
"Hiệp hội đề xuất Nghị định của Chính phủ sau khi có Luật Nhà ở (mới) sẽ quy định phương thức thực hiện nghĩa vụ của "các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải có trách nhiệm đóng góp nghĩa vụ tài chính để góp phần phát triển nhà ở xã hội" và sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước thì chủ đầu tư được bán toàn bộ sản phẩm của dự án nhà ở thương mại.
Cụ thể, chủ đầu tư nộp thêm vào ngân sách nhà nước một khoản tiền tương đương 20% tiền sử dụng đất của dự án nhà ở thương mại đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, kiến nghị.
Điều này vượt quá khả năng tài chính của đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội và sau này thì người mua nhà ở xã hội tại đây còn phải chịu chi phí quản lý, dịch vụ cao hàng tháng do cùng sinh sống trong khu vực nhà ở cao cấp, trung cấp.
HoREA nhận thấy, Điều 43 và Điều 81 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) có thể đã không đúng khi không còn quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại góp phần phát triển nhà ở xã hội và Điều 81 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) lại xác định trách nhiệm của Nhà nước "đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kết nối giao thông của dự án", nhất là thực hiện "đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn" vì ngân sách nhà nước cấp tỉnh có hạn.
Để thực hiện thành công chính sách nhà ở xã hội thì phải có 2 chính sách quan trọng nhất, trước hết là chính sách tín dụng "hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi dài hạn" cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội và phải có quỹ đất theo quy hoạch để phát triển nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, muốn tạo quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội thì phải có sự hợp lực của nhà nước và các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thông qua 2 "kênh".
Một là, nhà nước thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách trích 10% số thu tiền sử dụng đất và nguồn tài chính của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước để phát triển nhà ở xã hội.
Hai là, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các khu vực quy hoạch phát triển nhà ở xã hội để có quỹ đất thực hiện dự án nhà ở xã hội, hoặc doanh nghiệp sử dụng quỹ đất sẵn có để thực hiện dự án nhà ở xã hội.
Song, Điều 43 và Điều 81 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã bỏ quy định "các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải thực hiện nghĩa vụ để góp phần phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ" thì ngân sách nhà nước sẽ không còn được bổ sung nguồn vốn xã hội hóa từ các dự án nhà ở thương mại để góp phần cùng nhà nước phát triển nhà ở xã hội.
"Hiệp hội nhận thấy, nếu bỏ quy định "các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải thực hiện nghĩa vụ để góp phần phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ" thì khó có thể thực hiện được mục tiêu đến năm 2025 phát triển 570.000 căn nhà ở xã hội, đến năm 2030 phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội.
Điều này làm cho "giấc mơ" của đông đảo người dân là người thu nhập thấp đô thị, công nhân, lao động, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ lực lượng vũ trang muốn được mua, thuê mua nhà ở xã hội ngày càng xa vời", ông Châu phân tích.
Vì vậy, HoREA đề nghị, rất cần thiết bổ sung quy định "các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải có trách nhiệm đóng góp nghĩa vụ tài chính để góp phần phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ" vào Điều 43 và Điều 81 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) để bổ sung một phần nguồn vốn xã hội hóa từ các dự án nhà ở thương mại để thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư.
"Đây là chủ trương lớn của Đảng nhằm huy động các nguồn lực xã hội của các thành phần kinh tế để góp phần phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển nhà ở xã hội trong lĩnh vực nhà ở", ông Châu đúc kết.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Sở xây dựng tỉnh Khánh Hòa đánh giá, trong thời gian tới tình hình bất động sản tỉnh Khánh Hòa được dự đoán sẽ có những hiệu ứng tốt hơn.
Theo dự báo của FERI, sản phẩm ở thực tiếp tục là loại hình tiềm năng, bởi nhu cầu ở thật rất lớn, cùng đó bất động sản công nghiệp – logistic cũng là...
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản chịu nhiều ảnh hưởng nhưng vẫn là kênh đầu tư và trú ẩn tài sản an toàn. Giá bất động sản dự báo vẫn rất...
Theo chuyên gia nhận định, lãi vay cao, giá bán cao, chưa thấy tiềm năng tăng giá là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc khách hàng chưa ra...
Huyện Mê Linh (TP Hà Nội) đã bố trí đủ quỹ đất sẵn sàng giao đất dịch vụ cho khoảng 5.700 hộ dân trên địa bàn
Các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế được đánh giá là nhân tố tác động đến diễn biến của thị trường bất động sản, đặc biệt là lạm phát. Tại Việt Nam, mức...
Không phủ nhận hiện tượng cắt lỗ nhỏ lẻ khi khó khăn bủa vây, song giới chuyên gia lại cho rằng, năm 2023, giá bất động sản nhìn chung có xu hướng ổn...
Trong khi nguồn cung mới sụt giảm, giá các phân khúc bất động sản với ghi nhận tăng trên tất cả các khu vực. Đáng chú ý, ở khu vực miền Trung, giá căn...
Theo chuyên gia, ở kịch bản kỳ vọng, thị trường bất động sản 2023 sẽ là năm của sự thanh lọc và tích lũy để tăng trưởng. Đồng thời, nhu cầu mua ở thực...
Tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp bất động sản phải thanh toán 10.500 tỷ đồng trái phiếu đến hạn còn doanh nghiệp xây dựng phải thanh toán 5.900 tỷ...
Những tin cũ hơn
UBND thị trấn Hóc Môn (TP.HCM) vừa có thông báo số 22 khuyến cáo người dân không mua căn hộ tại một số thửa đất thuộc khu phố 3, thị trấn Hóc Môn...
Dự báo năm 2023, với phân khúc nhà ở, giá đi ngang, nguồn cung chưa có cải thiện nhiều. Bất động sản công nghiệp được đánh giá lạc quan, giá thuê...
UBND TP.HCM đang có đề nghị đánh thuế bất động sản thứ 2 với mục đích ngăn chặn đầu cơ, ổn định thị trường bất động sản, tạo nguồn ngân sách nhà nước...
Theo chuyên gia, thị trường BĐS 2023 có thể đi vào chu kỳ điều chỉnh. Dự báo thị trường có thể diễn biến theo 3 kịch bản: Kịch bản tích cực, kịch bản...
Ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho hay, tình hình BĐS nói chung, nhà phố, biệt thự nói riêng đang trong giai đoạn thách thức.
Bước sang năm 2023, nhóm nhà đầu tư cá nhân sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn như lãi suất tăng cao, dòng tiền đầu tư sụt giảm... Khi không thể gồng...
Bộ Xây dựng cho rằng, có vướng mắc pháp lý do tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý trong một số đơn vị, cán bộ công chức dẫn đến đùn đẩy...
Mặc dù chỉ số tâm lý của người tiêu dùng giảm nhưng họ vẫn cho rằng giá bất động sản sẽ tăng trong 1-5 năm tới. Gần 70% người tham gia khảo sát dự...
UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND về hạn mức giao đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; điều...
Đây cũng là một nguyên nhân khiến thành phố không hoàn thành kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất .