Điểm mặt 7 dự án bất động sản được UBND TP.HCM đưa ra bàn "giải cứu"
Theo thông báo từ UBND TP.HCM, chiều ngày 20/2, lãnh đạo UBND TP cùng lãnh đạo các sở và doanh nghiệp sẽ có cuộc họp để bàn cách "giải cứu" 7 dự án...
Không khó bắt gặp các thông tin như “bất động sản thanh lý ngân hàng” hay “ngân hàng rao bán ngộp bất động sản” trên các trang rao vặt, trang tin của môi giới bất động sản.
Mảnh đất hơn 1 tỉ đồng tại Tp.Biên Hoà (Đồng Nai) mới đây ngân hàng rao bán thanh lý với giá 500 triệu đồng. Chưa rõ thực hư việc thanh lý có đúng không nhưng tần số môi giới gọi điện “chào mời” tăng mạnh sau thời điểm Tết. Khi nhận hình ảnh khu đất nhận thấy, đó là đất dự án ở khá xa khu dân cư hiện hữu. Theo lời môi giới, các nền đất này đều là hàng thanh lý ngân hàng hoặc hàng ngộp cần bán giá rẻ. Nhiều người sau thời gian vay ngân hàng không đủ khả năng trả nợ, nên trả luôn mảnh đất cho ngân hàng tự bán ra.
Cùng với đó, thị trường đất nền, nhà phố xuất hiện nhan nhãn thông tin “hàng ngộp”. Môi giới liên tục rao bán hàng dưới giá vốn, sản phẩm giảm từ vài trăm triệu đến cả tỉ đồng. Các bảng tên “hàng ngộp” xuất hiện thường xuyên tại các điểm trực của môi giới.
Mới đây, một lô đất 71m2 tại P.Trường Thạnh, Q.9 (cũ, nay là Tp.Thủ Đức) “cắt lỗ thu vốn” giá từ 3.4 tỉ đồng xuống còn 2.8 tỉ đồng/nền. Mức cắt lỗ 600 triệu đồng này theo môi giới là còn ít hơn một số bất động sản. Có trường hợp chủ đất/chủ nhà giảm giảm cả tỉ đồng để nhanh bán được. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, mức giảm này có trường hợp vẫn không phải là hàng lỗ thực. Dù giảm nhiều nhưng chủ đất vẫn lời so giá mua vào.
Điều dễ nhận thấy là sau thời điểm Tết nguyên đán, thông tin hàng ngộp, hàng thanh lý bất động sản xuất hiện nhiều hơn thời điểm trước Tết. Nhiều người liên tục bị “dội bom” tin nhắn, điện thoại của môi giới bất động sản.
Theo một nhà đầu tư lâu năm, trước Tết nhiều người vẫn “gồng” được các chi phí. Sau Tết, khi thị trường chưa có dấu hiệu chuyển biến, nhiều người quyết định bán dưới giá vốn, hoặc trả lại tài sản thế chấp cho ngân hàng. Đặc biệt, ở phân khúc đất nền, tỉ lệ thanh lý và bán ngộp tăng cao hơn so với các phân khúc khác. Điều này cho thấy, nhiều nhà đầu tư đã thực sự “đuối sức” trước chi phí lãi vay và áp lực trả nợ.
Nên vội xuống tiền với hàng thanh lý?
Cơ hội mua bất động sản giá hợp lý là điều dễ thấy ở giai đoạn này. Tuy vậy, thực tế những thông tin về hàng ngộp, hàng thanh lý ngân hàng hoàn toàn không đúng như sự thật.
Với giá rao bán đất khá rẻ từ 300-800 triệu đồng/nền, những thông tin này đã thu hút được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không ít khách hàng thất vọng ra về sau khi đi thực tế thấy đất quá xấu, nằm ở vị trí xa, giấy tờ chưa rõ ràng…, khác nhiều so với nội dung được quảng cáo.
Nhiều môi giới chào khách đất thanh lý với lời cam kết đi kèm “Mua lô đất này khoảng 3 tháng là chị có thể lời từ 100 triệu đồng trở lên”. Nhiều người ham rẻ, không tìm hiểu kỹ khu đất rất có thể “dính bẫy” về giá, pháp lý.
Thực tế, các nhà băng khi thanh lý tài sản sẽ đăng tải công khai, minh bạch các thông tin trên website và các phương tiện truyền thông chứ không kiểu phát tờ rơi dọc đường hay dán trên cột điện, hay thông qua lời môi giới.
Theo đó, rất có thể thông tin thanh lý ngân hàng trên các tờ rơi, tin nhắn… là mạo danh. Điều này là một trong các chiêu bán hàng của môi giới để lôi kéo người mua tìm đến xem đất.
Từng chia sẻ trên báo chí, chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển nhận định, nếu xét về khía cạnh thị trường thì những mỹ từ mà dân kinh doanh sử dụng như thanh lý, giá rẻ… thực chất chỉ là kỹ thuật quảng cáo để thu hút khách hàng. Cách dùng từ ngữ này cũng là một thủ thuật người môi giới nhà đất dùng để đánh vào tâm lý người dân khi mặc định cái gì thanh lý giá cũng rẻ và nhất là nếu có ngân hàng đứng sau thì sẽ an tâm hơn.
Tuy nhiên, phần lớn những nền đất này đều có vị trí khá xa trung tâm, thuộc hàng kén người mua.
"Với những dự án đất giá rẻ, thấp hơn giá trung bình trên thị trường khu vực thì thường tiềm ẩn yếu tố rủi ro pháp lý. Hoặc là giấy tờ chưa hợp lệ, hoặc là khu vực đó chưa được phép phân lô tách thửa. Do đó, nhà đầu tư cần phải đặc biệt quan tâm để tránh mất tiền oan vì những loại tài sản không rõ nguồn gốc, pháp lý mập mờ”, vị này nhấn nhấn mạnh.
Với bối cảnh khó khăn như hiện nay, thị trường xuất hiện các thông tin hàng ngộp, hàng thanh lý là dễ hiểu. Tuy nhiên, để mua được sản phẩm xứng đáng thì người mua cần tìm hiểu kỹ càng khu vực, sản phẩm, vấn đề pháp lý để tránh tình trạng “tiền mất tật mang” “thật giả lẫn lộn”.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Theo thông báo từ UBND TP.HCM, chiều ngày 20/2, lãnh đạo UBND TP cùng lãnh đạo các sở và doanh nghiệp sẽ có cuộc họp để bàn cách "giải cứu" 7 dự án...
Theo FiinRatings, hoạt động mua lại diễn ra theo đúng xu hướng được quan sát trong những năm qua, với lượng mua lại tăng vọt vào cuối các bán niên và...
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có tổng chiều dài khoảng 15,73km đã được Thủ tướng...
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, qua Hội nghị “Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản...
Theo VARS, tháng 1/2023, doanh nghiệp môi giới chật vật, thậm chí nhiều chủ các doanh nghiệp môi giới vừa và nhỏ phải bán tài sản cá nhân để duy trì...
Sau khi chật vật vượt qua năm 2022 nhiều biến động, các chủ đầu tư tiếp tục đối mặt với năm 2023 với nhiều khó khăn bủa vây.
Dạo quanh một số khu vực tại vùng ven Hà Nội, nhiều mảnh đất hiện nay đã có mức giá giảm sâu tới 40 - 50% so với thời điểm sốt. Tuy nhiên, đầu tư bất...
Việc vướng mắc pháp lý vẫn đang là vấn đề nan giải cho bài toán nhà ở tại các đô thị lớn khiến nguồn cung tiếp tục có thể suy giảm. Mặc dù trong bối...
Trong năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi sẽ khởi công nhiều dự án lớn, trong đó có thể kể đến như: Dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh đoạn tiếp theo của...
Theo phân tích của luật sư, nếu chủ nhân của biệt phủ đẹp nhất Cà Mau cố tình xây dựng trái phép thì cương quyết cưỡng chế, phạt thật nặng hoặc xử lý...
Những tin cũ hơn
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát kỹ cơ sở pháp lý, thực tiễn triển khai các dự án lấn biển thời gian qua để hoàn thiện dự thảo nghị định...
Thời gian gần đây, do giá nhà tăng cao và lãi suất cho vay mua nhà tăng liên tục khiến không ít người dân phải chuyển hướng sang thuê nhà. Nhu cầu...
Các chuyên gia của CBRE cho rằng với phân khúc căn hộ ở Hà Nội, số lượng mở bán mới có thể giảm nhẹ trong năm 2023.
Trong tuần qua ở một số địa phương, cơ quan đã bắt đầu tiến hành việc lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai (sửa đổi).
UBND TP HCM vừa kiến nghị nắn chỉnh một đoạn dài 14,7 km về phía nam 0-1.300 m tránh đường hiện hữu, giúp chi phí đầu tư đường Vành đai 4 tiết kiệm...
Đây sẽ là khu công cộng thương mại - dịch vụ trong khu vực phát triển đô thị, bố trí trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng có tổng diện tích...
Nhiều doanh nghiệp bất động sản và người thu nhập thấp đang trông chờ gói tín dụng trị giá 120.000 tỉ đồng cho lĩnh vực nhà ở xã hội mà 4 ngân hàng...
TPO - Theo chuyên gia kinh tế TS Cấn Văn Lực, thị trường BĐS hiện nay có hiện tượng "bất thường", bởi kinh tế vĩ mô rất tốt nhưng thị trường BĐS lại...
Góp ý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) các chuyên gia nhấn mạnh yêu cầu: Không được tạo đặc quyền, đặc lợi cho các sàn giao dịch bất...
HĐND huyện Kon Plông đã thống nhất chấm dứt chủ trương đầu tư đối với dự án khai thác quỹ đất khu biệt thự phía Bắc trung tâm huyện do vướng đất rừng.