PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến: Ủng hộ phương án không quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng nhà chung cư được người dân mua không chỉ để ở mà còn là tài sản để cất giữ của cải thặng dư và để lại thừa kế. Đây...
Thời gian gần đây, Chính phủ liên tục thúc đẩy chủ trương xây nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp. Theo đó, ngày 1/8/2022, tại Hà Nội, Chính phủ tổ chức hội nghị "Thúc đẩy phá triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp". Tại hội nghị, Thủ tướng cho biết thời gian qua đã có gần 7,8 triệu m2 nhà ở xã hội đã hoàn thành, giúp hàng trăm nghìn hộ gia đình thu nhập thấp và hàng trăm nghìn công nhân được cải thiện điều kiện nhà ở.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho biết bên cạnh những kết quả tích cực, quá trình triển khai thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của công nhân lao động; nhìn chung, nhà ở vẫn là nhu cầu cấp thiết của công nhân, người lao động. Cơ chế chính sách và quá trình thực thi bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần được khắc phục nhằm thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, giải quyết tốt hơn nhu cầu cải thiện nhà ở của các đối tượng.
Liên quan đến những vướng mắc xây nhà ở xã hội, mới đây ông Nguyễn Hữu Đường - Chủ tịch Công ty TNHH Hoà Bình đã có văn bản bày tỏ về việc gặp khó khăn khi làm thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội ở TP.Hà Nội. Theo ông Đường hơn 300 ngày là khoảng thời gian mà Tập đoàn Hòa Bình phải chờ đợi UBND TP Hà Nội trả kết quả chấp thuận chủ trương đầu tư. Thậm chí, con số này còn đang tiếp tục tăng lên khi UBND TP Hà Nội vẫn chưa có tín hiệu phản hồi doanh nghiệp.
Theo hồ sơ tài liệu doanh nghiệp làm việc với Hà Nội xin chủ trương đầu tư dự án thể hiện Công ty CP Nông sản Agrexim (Công ty Agrexim) và Công ty CP Đầu tư kinh doanh bất động sản và thương mại Vĩnh Hưng (Công ty Vĩnh Hưng) đã uỷ quyền cho Công ty Hoà Bình toàn quyền thay mặt Liên danh thực hiện các thủ tục pháp lý của Dự án nhà ở xã hội cao tầng tại số 393 Lĩnh Nam và Dự án nhà ở xã hội cao tầng tại số 4 - 6 - 8 ngõ 321 phố Vĩnh Hưng.
Cụ thể, khu đất 393 Lĩnh Nam thuộc ô quy hoạch F4, Quy hoạch phân khu đô thị H2-4, đã được UBND phê duyệt có diện tích hơn 3.500 m2 do Công ty Agrexim quản lý, sử dụng, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ tháng 9.1989 với thời hạn sử dụng lâu dài. Công ty Agexim được Chi cục Thuế Q.Hoàng Mai xác nhận không nợ các khoản nghĩa vụ tài chính về tiền đất đối với ô đất 393 Lĩnh Nam.
Còn ô đất tại địa chỉ 4 - 6 - 8 ngõ 321 Vĩnh Hưng thuộc ô quy hoạch F1 Quy hoạch phân khu đô thị H2-4 đã được UBND TP.Hà Nội phê duyệt. Khu đất này có diện tích hơn 8.700 m2 do Công ty Vĩnh Hưng quản lý, sử dụng, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ tháng 3.2007. Công ty Vĩnh Hưng cũng được Cục thuế Hà Nội xác nhận không nợ tiền thuế đất.
Về quy hoạch, 2 khu đất kể trên thuộc khu vực phải di dời cơ sở sản xuất, kho bãi không phù hợp quy hoạch ra khỏi nội đô Hà Nội. Đồng thời, theo Quy hoạch phân khu đô thị H2-4 đã được phê duyệt, 2 khu đất thuộc chức năng đất nhà ở với mật độ xây dựng khoảng 20 - 70%, tầng cao từ 5 - 35 tầng.
Tại hai dự án này, Công ty Hoà Bình được uỷ quyền đại diện Liên danh làm việc với UBND TP.Hà Nội và các sở, ngành liên quan đến xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án; với Sở QH-KT xin chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng 1/500 và phương án kiến trúc; với Sở TN-MT chuyển mục đích sử dụng đất; với Sở Xây dựng xin cấp phép xây dựng…
Theo các tài liệu, sau khi có văn bản xin được triển khai nhà ở xã hội của Liên danh cuối tháng 5 vừa qua, Sở KH-ĐT Hà Nội đã có báo cáo, đề nghị UBND TP.Hà Nội chấp thuận chủ trương cho Liên danh thực hiện 2 dự án nhà ở xã hội cao tầng tại 393 Lĩnh Nam và 4 - 6 - 8 ngõ 321 Vĩnh Hưng theo quy định luật Nhà ở năm 2014 và pháp luật liên quan.
Ngày 18.7.2022, Ban cán sự Đảng UBND TP.Hà Nội có thông báo kết luận về nội dung đề xuất xây dựng 2 dự án nhà ở xã hội cao tầng kể trên, trong đó cho rằng: "Cần nêu rõ một số vấn đề liên quan đến việc tuân thủ pháp luật quản lý, sử dụng đất; sự phù hợp với quy mô dân số theo quy hoạch đã được duyệt; sự phù hợp với chủ trương của thành phố trong việc phát triển nhà ở xã hội và kế hoạch phát triển nhà ở xã hội của thành phố".
Tuy nhiên, sau rà soát, Sở KH-ĐT Hà Nội vẫn tiếp tục bảo lưu quan điểm đề xuất UBND TP.Hà Nội xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở xã hội như tại văn bản 541/BC-KH&ĐT ngày 6/10 (đối với dự án 393 Lĩnh Nam) và văn bản 567/BC-KH&ĐT ngày 19/10 (đối với dự án 4 - 6 - 8 ngõ 321 Vĩnh Hưng).
Đến ngày 15/11/2022, UBND TP.Hà Nội lại ban hành văn bản thông báo kết luận, chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn tại cuộc họp về chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội cao tầng nêu trên. Nội dung giao các sở, ngành liên quan tiếp tục tổng hợp, báo cáo trước khi xem xét, chỉ đạo về chủ trương đầu tư dự án.
Ông Đường cho rằng: "Chúng tôi bỏ ra hơn 2.400 tỷ đồng đầu tư cho dự án này, đất thì đã có sổ đỏ, chỉ mong muốn xây dụng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, nhưng gặp muôn vàn khó khăn ngay ở khâu thủ tục. Mọi hoạt động đầu tư đều phải đình trệ, đếm từng ngày chờ cơ quan chức năng", ông Đường nói.
Ông Đường cũng cho biết thêm ngày 13/12/2022, công ty Hòa Bình tiếp tục có công văn gửi Chủ tịch UBND Thành phố nêu một số vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp trong vấn đề chấp thuận chủ trương đầu tư cho 2 dự án xây dựng nhà ở xã hội và đề nghị Chủ tịch UBND Thành phố trả lời bằng văn bản.
Thực tế cho thấy, Liên danh Hòa Bình không phải đơn vị duy nhất gặp phải tình trạng trên. Hiện nay, chính sách cho nhà ở xã hội đang khó khăn, doanh nghiệp ngần ngại đầu tư vì xin dự án khó, pháp lý phức tạp mà lợi nhuận cũng không cao. Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại xây dựng Lê Thành từng bày tỏ: "Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy xin làm dự án nhà ở xã hội lâu và khó hơn nhiều so với nhà ở thương mại. Có dự án xin 3 năm vẫn chưa xong. Nguyên nhân là hiện chưa có khung tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình riêng cho loại hình nhà này. Tất cả vẫn đang "dùng chung" với nhà ở thương mại, dẫn đến thủ tục như nhau".
"Chưa kể, khi xây dựng xong, doanh nghiệp cũng bị hậu kiểm rất chặt và kỹ, thậm chí hơn cả nhà ở thương mại. Với những đơn vị sử dụng đất công, tài chính công bị kiểm toán cũng bình thường nhưng với các doanh nghiệp tự bỏ tiền ra để bồi thường đất, đầu tư khi bị kiểm toán làm khó họ rất nhiều, khiến họ nản lòng. Nhà ở xã hội, bắt đầu làm đã vướng, làm xong thì nản không muốn thực hiện các dự án kế tiếp. Đó chính là lý do chúng ta liên tục không đạt chỉ tiêu về nhà ở xã hội", ông Thành kết luận.
Nhịp Sống Thị Trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng nhà chung cư được người dân mua không chỉ để ở mà còn là tài sản để cất giữ của cải thặng dư và để lại thừa kế. Đây...
Những tín hiệu liên quan đến hạ tầng giao thông trọng điểm tại Tp.HCM hoàn thiện mang đến góc nhìn tích cực trong bối cảnh thị trường BĐS khó khăn.
UBND TP Hà Nội cho biết, đối với các chủ đầu tư cố tình chây ỳ, năng lực kém, kiên quyết thu hồi để thực hiện đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư khác theo...
UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát hồ sơ, xin ý kiến các Sở, ngành về việc chấm dứt hoạt động dự án Tổ hợp công viên vui chơi giải trí và phụ...
Trong bối cảnh thị trường trầm lắng, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền. Chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc, khất...
UBND tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết, nhiệm vụ quy hoạch chi tiết một số khu đô thị, dân cư tại huyện Việt Yên, Lạng Giang, Tân Yên và...
Hàng loạt vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng, sai phạm trong chuyển đổi mục đích sử dụng, tổ chức đấu thầu, điều chỉnh quy hoạch cục bộ… cần sớm...
Theo dữ liệu được các chuyên gia Knight Frank công bố, có 48 trong số 56 quốc gia và vùng lãnh thổ được theo dõi bởi chỉ số giá nhà toàn cầu vẫn ghi...
HĐND tỉnh Lâm Đồng mới đây đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công - tư (PPP) giai...
Theo các chuyên gia trong ngành, còn quá nhiều thứ phía trước vẫn chưa xảy ra. Sau cuộc chiến về lạm phát trên thế giới, Việt Nam có thể sẽ đi chậm...
Những tin cũ hơn
Giới siêu giàu đi khắp thế giới để săn lùng bất động sản (BĐS) siêu sang như một ưu tiên hàng đầu trong việc đa dạng hóa danh mục tài sản. BĐS không...
Sau cơn sốt đất tại các vùng nông thôn, đến nay, lượng giao dịch có xu hướng giảm mạnh, thậm chí có nơi “đóng băng”. Theo đó, giá đất liên tục rớt...
Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội xác định các nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội trọng tâm, trong đó đẩy nhanh tiến độ triển khai và hoàn thành 22 dự án, với...
Ngày 17.12 vừa qua, Tập đoàn Khang Điền đã tổ chức sự kiện tri ân và bàn giao sổ hồng cho cư dân The Classia thu hút nhiều khách hàng tham dự.
Đầu tháng 11/2022, tình trạng giảm lương, sa thải nhân sự tại một doanh nghiệp địa ốc phía Nam dao động từ 15-20%, thì hiện con số này đã lên đến...
Tọa lạc ngay trung tâm thành phố cảng Phú Mỹ, Tumys Phú Mỹ nổi lên như một điểm sáng mang đến làn gió mới, nâng tầm chất sống cho cư dân tinh hoa nơi...
Sở hữu Ixora Ho Tram by Fusion, khách hàng không chỉ được miễn phí nghỉ dưỡng hàng năm trong khu phức hợp The Grand Ho Tram Strip mà còn nhận được...
Bất động sản đô thị vệ tinh phía Bắc Hải Phòng, nơi được chọn đặt Trung tâm Hành chính mới đang dẫn dắt thị trường toàn thành phố giai đoạn 2020 -...
Giá một chỗ đậu xe hơi tại Hong Kong hiện dao động trong khoảng 1,2 - 2,3 triệu đô la Hong Kong (HKD). Trong khi đó tháng trước, một ngôi làng tại Tây...
UBND TP. Hải Phòng chỉ đạo tạm dừng việc thu tiền thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước tại các chung cư mới xây dựng để chờ ban hành chính sách hỗ trợ mức...