Đưa giá đất về đúng giá trị thực
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhận định nếu làm tốt phương pháp định giá đất thì thị trường đất đai sẽ minh bạch, công bằng.
Giảm nhu cầu tín dụng, có giải pháp huy động vốn bền vững
Tham gia tọa đàm “Chiến lược huy động vốn của doanh nghiệp trong hoàn cảnh mới” vừa diễn ra, TS. Đinh Thế Hiển - Chuyên gia tài chính cho rằng, về bản chất, cơ chế huy động vốn của doanh nghiệp BĐS khá thuận lợi so với các ngành khác. Bởi lẽ, trong giai đoạn 2020 - 2021, lĩnh vực BĐS được tiếp vốn tới 800.000 tỷ đồng. Trong đó, 7 tháng đầu năm nay, nguồn vốn đổ vào doanh nghiệp BĐS và xây dựng vẫn là tương đối tốt từ kênh trái phiếu doanh nghiệp, chiếm 40.3% trái phiếu phát hành.
Tuy nhiên, vị chuyên gia tài chính này nhận định, ngân hàng càng tăng tín dụng, thì doanh nghiệp BĐS sẽ càng tăng thâm dụng vốn. Bởi lẽ, vốn tín dụng từ ngân hàng sẽ chiếm 70% giá trị vốn của BĐS, nhưng thời gian thu hồi bình quân là 10 năm sẽ gây bất ổn trong dài hạn. Đồng thời, hiện nay có đến hơn 70% nhà đầu tư là lướt sóng, khi giá chững sẽ khiến thanh khoản giảm mạnh và làm ảnh hưởng đến dòng tiền thu hồi của ngân hàng.
Trước thực trạng này, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, ngoài các kênh huy động vốn phổ thông , doanh nghiệp BĐS cần có giải pháp vốn bền vững hơn.
Chuyên gia cho rằng, ngoài các kênh huy động vốn phổ thông, doanh nghiệp BĐS cần có giải pháp vốn bền vững hơn. (Ảnh: Lộc Liên)
Theo đó, cần giảm nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng bằng cách cho vay theo tỷ lệ giảm dần với các phân khúc không được ưu tiên.
Đồng thời, tăng vốn cổ phần để tăng nguồn lực. Bởi lẽ, các doanh nghiệp BĐS cần có thực lực tài chính bằng vốn chủ sở hữu, nên nếu tăng vốn thông qua phát hành trái phiếu, áp lực trả nợ của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
Cuối cùng, cần có các định chế tài chính hợp tác phát triển dự án; quỹ tín thác BĐS hoặc tương tự; hợp tác quỹ - công ty theo từng dự án; nhà đầu tư cá nhân mua chứng chỉ quỹ sẽ an toàn hơn mua trái phiếu doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng hợp tác với công ty.
Liên quan đến vấn đề này, tại tọa đàm: “Phát triển nguồn vốn cho BĐS: Dư địa và gợi ý các giải pháp bền vững” mới đây, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn - Chính sách Tiền tệ Quốc gia cũng nhấn mạnh rằng, nếu dòng vốn vào BĐS bị nghẽn sẽ làm giảm nhiệt thị trường và thực tế là thị trường đang rơi vào kỳ trầm lắng.
Đáng chú ý, thị trường đang mất cân đối giữa cung – cầu BĐS (cung không thể tăng, cầu không giảm….), khiến nhiều dự án có thể bị dở dang, thanh khoản giảm, nợ xấu tăng, chứng khoán giảm,… làm ảnh hưởng tới đà phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch COVID -19 .
Vì thế, TS Cấn Văn Lực khẳng định, nếu chúng ta không cẩn thận sẽ bước vào “vết xe đổ” của Trung Quốc, bởi họ siết tín dụng với BĐS quá chặt, rồi sau đó phải giải cứu. Vì thế, hiện tại việc kiểm soát và ứng xử với tín dụng BĐS một cách hợp lý là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Nền kinh tế phát triển từ thâm dụng vốn
Theo TS. Đinh Thế Hiển, dẫn chứng từ các báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư tăng 9.6% so với cùng kỳ năm trước; nợ trên vốn của doanh nghiệp ở mức cao và tăng trưởng tín dụng tăng nhanh hơn tăng trưởng GDP trong ít nhất 5 năm trở lại đây. Nợ nước ngoài tăng mạnh là điểm đáng lưu ý - nợ công nước ngoài giảm đi nhưng lại tăng ở doanh nghiệp. Do đó, vị chuyên gia tài chính này cho rằng, nếu không kiểm soát được phần nợ từ nước ngoài thì nền kinh tế sẽ rất nguy hiểm.
Đáng chú ý, tỷ lệ nợ của ngành BĐS và xây dựng đang tăng nhanh, thậm chí ở ngưỡng rủi ro vào năm 2021. Trong khi đó, đây là 2 ngành có thâm dụng vốn lớn, nhưng nguồn huy động vốn lại đang gặp khó khăn ở nhiều kênh.
Đồng thời, dù tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm khá cao (8.51%), nhưng nợ xấu của các ngân hàng thương mại lại tăng cao, nguồn thu nợ chậm đã buộc họ phải giảm mức cho vay, đặc biệt là với lĩnh vực BĐS.
BĐS và xây dựng là 2 ngành có thâm dụng vốn lớn, nhưng nguồn huy động vốn lại đang gặp khó khăn ở nhiều kênh. (Ảnh: Lộc Liên)
Ngoài ra, một kênh huy động vốn khác của BĐS là cổ phiếu cũng đang gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, hồi năm 2021, mặc dù thị trường chứng khoán phát triển, nhưng vốn cổ phần huy động được chỉ đạt 3% vốn hóa - tương ứng khoảng 177 ngàn tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với trái phiếu. Vì vậy, trong 2022, khi thị trường chứng khoán có xu hướng đi xuống, thì nhiều khả năng nguồn huy động này sẽ không khả quan.
Tương tự, huy động vốn từ trái phiếu cũng đang giảm mạnh bởi các ngân hàng thương mại không tham gia. Đồng thời, năm nay Chính phủ đã siết chặt việc phát hành trái phiếu dưới chuẩn và lách luật từ tháng 6 -7/2022, vì thế dự kiến lượng phát hành sẽ giảm và gây ảnh hưởng đến cả các doanh nghiệp sản xuất lẫn BĐS…
Tiền Phong
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhận định nếu làm tốt phương pháp định giá đất thì thị trường đất đai sẽ minh bạch, công bằng.
Xác định các dự án đường kết nối vùng có ý nghĩa quan trọng, tạo sự đột phá để phát triển kinh tế, xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đề nghị các...
Phong cách sống "xanh" đã hình thành nên xu hướng mới. Nắm bắt sự thay đổi đó, dự án The Habitat Binh Duong giai đoạn 3 đã ra mắt sản phẩm nhằm đáp...
Nhằm mang tới cơ hội cho nhiều cư dân hơn được trải nghiệm một mùa hè rực rỡ đầy ý nghĩa, Vinhomes đã quyết định kéo dài thời gian của Summer Dream...
Là một trong ba hợp phần của “Thành phố hội nhập” do Sun Property (thành viên Sun Group) phát triển tại Đông Nam Đà Nẵng, Sun Riverpolis được định vị...
Trước vấn đề nóng bỏng về giải phóng mặt bằng, thu hồi đất đặt ra hiện nay, Luật Đất đai sửa đổi đã có những quy định nào để khắc phục mang tính...
Hai dự án nhà ở xã hội có quy mô 2.064 căn hộ cùng sử dụng quỹ đất 20% của các dự án nhà ở thương mại, với tổng diện tích hơn 30.000m2.
Nhiều nhà đầu tư thời bất động sản lặng sóng chuyển về vùng trung tâm xuống tiền khiến giá cũng tăng theo.
Hà Nội, ngày 23/8/2022, Masterise Homes và Vinhomes công bố hợp tác phân phối hai dự án căn hộ đẳng cấp Masteri Waterfront tại Vinhomes Ocean Park và...
Trước những biến động của thị trường và áp lực từ lạm phát, tăng giá, đâu là xu hướng bất động sản đa tiện ích và sinh lời bền vững cho nhà đầu tư?
Những tin cũ hơn
Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire vẫn đang ghi dấu ở “chặng đua tăng tốc” trên thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm nhờ sở hữu nhà liền thổ -...
Thế giới lễ hội náo nhiệt, sôi động, tràn ngập sắc màu tại khu đô thị du lịch quốc tế Regal Legend được đầu tư và phát triển bởi Đất Xanh Miền Trung...
Hiện tượng biến đổi khí hậu kèm theo tác động của nó đang gia tăng và trở nên ngày càng rõ nét hơn. Điều này buộc các doanh nghiệp địa ốc phải tính...
Dự án Chỉnh trang đô thị khu Bắc núi Thiên Bút được thực hiện tại phường Nghĩa Chánh, TP. Quảng Ngãi, có quy mô diện tích hơn 20.089m2, với tổng vốn...
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) phải dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ giám sát, kiểm tra; góp phần phòng chống...
UBND tỉnh Lạng Sơn cho rằng kế hoạch giải phóng mặt bằng trên địa bàn còn thiếu tính khả thi và chưa có trọng tâm, một số chủ đầu tư năng lực tài...
Theo Bộ Tài chính, dự kiến Nghị định mới sẽ điều chỉnh việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất (không bao gồm nhà ở, đất ở) giao cho tổ chức có...
HoREA 4 lần gửi văn bản cầu cứu, Chủ tịch UBND TPHCM nhiều lần chỉ đạo giải quyết thì các sở ngành ở TPHCM lại thờ ơ, chưa có báo cáo về tiến độ giải...
Tập đoàn Sen Group ký kết hợp tác cùng Công ty TNHH Tư vấn và Kinh doanh Nhà Đạt Gia, chính thức trở thành đại lý phân phối F1 của dự án Wyndham Grand...
Nhiều địa phương ở khu vực phía Nam có hàng loạt dự án ghi vốn đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng nhưng đến nay tiến độ giải ngân chỉ là con số 0 tròn...