"Giá đất trước và sau khi có dự án thường chênh lệch từ 50- 700 lần"
Theo PGS.TS Doãn Hồng Nhung, giá đất trước và sau khi có dự án thường chênh từ 50 đến 700 lần. Sự chênh lệch này cho thấy lợi ích của người dân, chủ...
Cần nới tỷ suất lợi nhuận của chủ đầu tư
Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về thị trường bất động sản. Trong đó, đề nghị ban hành đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, cả năm 2022, TP.HCM chỉ có 1 trên tổng số 10 dự án nhà ở xã hội hoàn thành và đưa vào sử dụng. Quy mô của dự án duy nhất “thành hình hài” là 260 căn ở TP.Thủ Đức. Nguồn cung của phân khúc nhà ở xã hội tại TP.HCM ngày càng đi vào bế tắc vì không có dự án mới nào được cấp phép.
Thời gian qua, TP.HCM vắng bóng dự án nhà ở xã hội (Ảnh: Duy Phương)
Về chính sách chung của TP.HCM, ông Mai Thanh Tùng, Phó phòng Phát triển nhà, Sở Xây dựng TP cho biết: UBND TP sẽ có văn bản kiến nghị Quốc hội điều chỉnh Nghị quyết 54/2017 về một số chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, trong đó có kiến nghị về các cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhà ở xã hội.
“Kiến nghị Quốc hội cho TP.HCM được chấp thuận chủ trương đầu tư. Có thể được thực hiện các bước song song với nhau. Cũng kiến nghị Quốc hội cho phép UBND TP được chủ động quyết định việc thực hiện nghĩa vụ 20% quỹ đất. Có thể thực hiện bằng tiền hoặc đổi vị trí đất khác”, ông Mai Thanh Tùng nêu ý kiến.
Cho đến nay, các dự án nhà ở xã hội hầu như đều dựa vào doanh nghiệp tư nhân. Con số thống kê khiêm tốn trên cũng phần nào cho thấy các doanh nghiệp không mặn mà với loại hình này.
Mặc dù có quy định dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội nhưng có rất ít doanh nghiệp thực hiện (Ảnh: Duy Phương)
Tập đoàn Hoàng Quân là đơn vị có nhiều dự án nhà ở xã hội rải khắp TP.HCM, với số lượng 4.000 căn hoàn thành. Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Quân cho biết, khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải khi làm nhà ở xã hội là quỹ đất, đặc biệt là quỹ đất công tại TP.HCM không còn nhiều. Ông Tuấn đề nghị cơ chế chính sách lĩnh vực nhà ở xã hội sớm được tháo gỡ, ban hành và đưa vào thực tiễn. Về phía các doanh nghiệp, ông Tuấn cũng đề nghị phải hạn chế thiếu sót: “Với doanh nghiệp thì có nguồn vốn, có cơ chế thì sẽ làm tốt thôi. Rút kinh nghiệm trước đây chúng ta quản lý còn việc này, việc kia thiếu sót thì giờ tập trung quản lý lại. Bản thân doanh nghiệp phải tự quản lý sao cho tốt”.
Phải chỉ rõ vị trí nào làm nhà ở xã hội
Ông Dương Long Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thắng Lợi đề xuất, với quỹ đất mà doanh nghiệp bỏ tiền mua, khi làm dự án nhà ở xã hội thì nhà nước tính toán đưa vào chi phí thực tế của doanh nghiệp, chứ không thể áp dụng theo bảng giá của nhà nước. Nếu vẫn giữ tỷ suất sinh lời 10% thì nhà nước cần có chính sách thưởng cho doanh nghiệp thực hiện dự án nhà ở xã hội sau khi dự án được hoàn thành, ví dụ như thêm 5% lợi nhuận.
Một khó khăn khác cũng được ông Thành đề cập là việc xác định tiêu chí người mua nhà ở xã hội. Theo ông Thành, có nhiều trường hợp lúc đăng ký mua thì thuộc diện theo quy định nhưng khi dự án hoàn thành đến giai đoạn cấp sổ hồng thì người mua lại không nằm trong diện quy định.
Cần có chính sách đặc thù cho loại hình nhà ở xã hội để thực hiện thống nhất, đồng bộ (Ảnh: Duy Phương)
Ông Thành đề xuất quy định cụ thể về các trường hợp mua nhà ở xã hội và sử dụng dữ liệu quốc gia về dân cư để xem xét, rút ngắn thời gian phải xin xác nhận: “Đối tượng thu nhập thấp cứ tra ngay trên thuế, dễ dàng nhất là những người không phải đóng thuế thu nhập cá nhân để lọc những đối tượng đó ra ngay từ đầu. Và làm sao cơ chế phối hợp tra cứu thế nào nhanh nhất, giải quyết thủ tục nhanh gọn hơn với người mua nhà ở xã hội”.
Theo ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, vấn đề quan trọng và là khởi đầu của nhà ở xã hội, đó là các tỉnh, thành phố trong quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở cần định danh khu vực, vị trí cụ thể dành cho phát triển nhà ở xã hội. Hiện nay mới chỉ ghi nhà ở chung chung, đây cũng là nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch giữa nhà ở thương mại và nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, ông Khôi cho rằng, các địa phương cần đẩy nhanh hoàn thiện các hạ tầng kết nối, từ đó mới thúc đẩy bất động sản, bao gồm nhà ở xã hội phát triển.
“Hạ tầng kỹ thuật bên ngoài hàng rào của dự án phải được đồng bộ. Từ đó tạo nguồn kết nối với hạ tầng bên trong. Không ai khác chính là chính quyền địa phương, trước mắt những vấn đề thuộc địa phương có thể quyết định được thì quyết định sớm”, ông Nguyễn Văn Khôi nhấn mạnh.
Nhà ở xã hội là một phân khúc nhà ở đặc biệt, mang nhiều yếu tố nhân văn, vì cộng đồng. Để đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội có tính khả thi, ngoài ưu đãi về vốn, đất đai, rất cần có chính sách đặc thù cho loại hình này đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia./.
VOV
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Theo PGS.TS Doãn Hồng Nhung, giá đất trước và sau khi có dự án thường chênh từ 50 đến 700 lần. Sự chênh lệch này cho thấy lợi ích của người dân, chủ...
Dù được đánh giá tích cực, tuy nhiên để quy định "thoả thuận trả nợ trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác (nếu không có tiền mặt)" tại Nghị định 08 về...
Vợ chồng chị Minh (ngụ Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) gần 6 năm trả khoản nợ vay ngân hàng cho mảnh đất thổ cư 60m2. Theo cách chị chia sẻ, ngần đó thời gian gia...
Mặc dù nhà trong ngõ tại TP. Hà Nội thời gian gần đây có dấu hiệu thanh khoản chậm khiến giá cũng bắt đầu giảm, song vẫn ngang ngửa với nhà liền kề,...
Rời thị trấn Dương Đông, xuôi về Nam đảo, trên con đường thưa thớt những ngôi nhà xen kẽ đôi hàng cây bụi, tấm biển chỉ dẫn Bãi Sao đã nhuốm màu thời...
Sáng ngày 09/03/2023, Công ty Cổ phần Đông Tây Land tổ chức buổi khai trương chi nhánh thứ 9 tại thị trấn Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Thành phố Hà Nội yêu cầu khẩn trương đôn đốc công tác di dời đối với những cơ sở nhà, đất gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch. Quỹ đất...
Nếu được Quốc hội thông qua, thị xã Bến Cát sẽ trở thành thành phố thứ năm trực thuộc tỉnh Bình Dương. Bến Cát thuộc hướng Bắc của tỉnh Bình Dương,...
Sau ông Nguyễn Công Phú, HĐQT Công ty CP Tập đoà Xây dựng Hòa Bình (Xây dựng Hòa Bình- mã chứng khoán HBC) vừa công bố nghị quyết về việc thông qua...
“Các quy định về sử dụng các phương pháp định giá đất cũng chưa ngăn chặn được việc thao túng giá đất để trục lợi, tiêu cực, tham nhũng”, ông Nguyễn...
Những tin cũ hơn
Với nhà đầu tư xác định đầu tư dài hạn, họ vẫn cho rằng, bất động sản là kênh đầu tư giữ tiền tốt, đặc biệt là khu vực gắn liền với phát triển cơ sở...
Các huyện Đan Phượng, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Đông Anh… đều tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trong tháng 3 này, với mức giá khởi điểm cao nhất là 51 triệu...
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, thời gian từ nay đến khi kết thúc đợt lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai sửa đổi không còn nhiều, đòi hỏi...
Việc đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng thủ đô là dự án rất quan trọng, mở ra không gian phát triển mới, với các khu công nghiệp, khu đô thị mới,...
Đối với những người thuộc thế hệ gen Z hay Millennials, việc sở hữu một căn nhà đối với hầu hết trong số họ vẫn là ước mơ rất xa vời.
Một căn shophouse (nhà phố thương mại) ở Hà Nội chào bán với giá 30 tỷ đồng nhưng chỉ cho thuê được vài chục triệu một tháng. Với 30 tỷ đồng nếu gửi...
Sáng nay (9/3), Trường Đại học Luật Hà Nội đã chủ trì Hội thảo khoa học góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Không bán được hàng, nhiều môi giới bất động sản tạo tiktok, liên tục đẩy thông tin hàng ngộp, hoặc đem sổ đỏ của nhà đầu tư ra vỉa hè chào bán…
Ông Đoàn Văn Bình, Chủ tịch CEO Group kiến nghị nên tiếp tục nghiên cứu thành lập một số đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt hoặc thành lập đặc khu...
Năm 2023, Hà Nội dự kiến có 26 dự án thu đồi đất với diện tích 148,2ha. Đáng chú ý, Hà Nội sẽ thu hồi 106 ha đất tại các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim...