Cushman & Wakefield: Một loại hình bất động sản có sức tăng trưởng thần tốc tại phía Bắc
Theo Cushman & Wakefield, từ năm 2007, Việt Nam đã thấy rõ được sự phát triển và tăng trưởng thần tốc của thị trường bất động sản công nghiệp miền...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng 14/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Góp ý về dự thảo Luật, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cho rằng đất đai vốn không tự phức tạp. Nhưng với các tác động, mối quan hệ qua lại khiến cho đất đai từ đơn giản thành biến dạng, nhạy cảm, phức tạp, đôi lúc là “nóng”, “sốt”.
“Cứ nghĩ đến đất, giá đất nhiều người muốn sở hữu đất cứ lạnh hết cả người”, ông Mai cho biết.
Đại biểu Mai nhận định: "Với những hạn chế, bất cập, mâu thuẫn chồng chéo như luật hiện hành với nhiều luật khác, đại biểu bày tỏ tán thành và nhấn mạnh việc sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ với các luật liên quan, đặc biệt là thể chế hóa nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW, từ đó giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, góp phần sử dụng nguồn lực đất đai hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành nguồn lực quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước".
Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông)
Góp ý cụ thể, đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng bố cục dự thảo luật hiện nay chưa phù hợp. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét đưa quy định về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai và tài sản gắn liền với đất tại Chương 10 lên trước Chương 6 để đảm bảo tính logic theo tuần tự là công nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, trưng dụng thu hồi đất…
Hay như tại khoản 3 Điều 127 dự thảo luật quy định "Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp: Người sử dụng đất để quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên". Tuy nhiên, Điều 17 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định "Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên", như vậy, Nhà nước không thu tiền sử dụng đất nhưng thu tiền thuê rừng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên, không giao đất rừng đặc dụng cho hộ gia đình, cá nhân. Do đó, không thống nhất với quy định tại khoản 5 Điều 14 của Luật Lâm nghiệp năm 2017.
“Đất đai là lĩnh vực rất đặc biệt, có ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Trong đó, việc hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về đất đai là hết sức cần thiết. Cần có sự đóng góp rộng rãi của toàn dân để tìm được phương án tối ưu nhất”, đại biểu Dương Khắc Mai nhấn mạnh.
Góp ý về dự thảo Luật, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) nhấn mạnh vào vấn đề thu hồi đất. Theo đại biểu, đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, được sự quan tâm của toàn xã hội, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội và mọi người dân.
Đại biểu Tám dẫn báo cáo thường niên của Chính phủ về khiếu nại, tố cáo cho thấy, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, liên quan đến việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội chiếm gần 70% trong tổng số khiếu nại, tố cáo.
“Người dân có thể chấp nhận hy sinh quyền lợi hoặc chịu thiệt về quyền lợi nếu việc thu hồi đất đó cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển kinh tế, cho lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước. Nhưng sẽ không chấp nhận việc thu hồi đất chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân hoặc một nhóm người, nhưng lại áp giá đền bù thấp, mang tính áp đặt hay tạo kẽ hở cho sự trục lợi, lợi ích nhóm”, đại biểu Tám cho biết.
Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum)
Đại biểu đoàn Kon Tum nhấn mạnh sửa đổi Luật Đất đai lần này cần phải giải quyết được vấn đề này. Một điểm quan trọng để giải quyết vấn đề, đó là làm rõ nội hàm của việc thu hồi đất cho phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Ở đây cần nhìn nhận rằng, lợi ích quốc gia thu được từ việc thu hồi đất mang tính lợi nhuận cho Nhà nước, còn lợi ích công cộng thì mang tính xã hội và không mang tính lợi nhuận.
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Lê Đào An Xuân (đoàn Phú Yên) cho biết trong những ngày qua, trên nghị trường Quốc hội, các đại biểu nhắc nhiều đến việc viên chức, công chức ngành y tế, giáo dục có sự dịch chuyển bởi vì các cơ chế, chính sách không phù hợp.
Song theo đại biểu Xuân, có một hiện thực chưa được nhắc đến, đó là công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường cũng có một tỷ lệ dịch chuyển lớn.
“Người thì xin nghỉ việc, người thì chủ động xin chuyển công tác hoặc chuyển vị trí công tác, kể cả người đã nghỉ, đã chuyển công tác hay những người còn ở lại có một nỗi băn khoăn, nhiều lúc không biết hồ sơ mình đang xử lý có những sai sót gì hay không, hay là vài mươi năm nữa mới phát hiện sai sót”, đại biểu đoàn Phú Yên cho biết.
Đại biểu Lê Đào An Xuân (đoàn Phú Yên)
Đại biểu nhấn mạnh đây là một áp lực pháp lý rất lớn mà cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường đang phải chịu. Ngoài doanh nghiệp, ngoài người sử dụng đất, phải nói là cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên rất mong Luật Đất đai được sớm sửa đổi theo hướng nhanh nhất và phù hợp với thực tiễn nhất.
Thảo luận về Luật Đất đai sửa đổi: Đại biểu quốc hội góp ý gì về việc bỏ khung giá đất?
VTV.VN
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Theo Cushman & Wakefield, từ năm 2007, Việt Nam đã thấy rõ được sự phát triển và tăng trưởng thần tốc của thị trường bất động sản công nghiệp miền...
Thị trường bất động sản sụt giảm thanh khoản mạnh, mặc dù vào dịp cuối năm được cho là “mùa gặt” của môi giới. Song, nhiều tháng nay, không ít môi...
Trong bức tranh trầm lắng của thị trường địa ốc, đất nền đang trở thành phân khúc có lượng giao dịch sụt giảm mạnh. Kênh đầu tư từng dẫn đầu về tỷ...
Trái ngược với diễn biến sôi động trong giai đoạn 2016-2021 khi làn sóng đầu tư đổ dồn vào cuối năm thì hiện tại, thị trường đất nền ven đô đang trở...
Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho rằng cần có cơ chế hữu hiệu hơn để nâng cao hiệu quả, tính minh bạch của công tác định giá đất.
Lấy nụ cười khách hàng làm thước đo hiệu quả dịch vụ, TNS Holdings đã tiên phong ứng dụng các giải pháp công nghệ mới, tạo ra những trải nghiệm khách...
Cuối năm 2022, EuroStyle gây tiếng vang khi cùng KDI Holdings ra mắt dinh thự tỷ phú The Coral Cavalli với toàn bộ nội thất hàng hiệu từ nhà mốt lừng...
Tổng công ty cổ phần Thương mại xây dựng (Vietracimex) là một trong những doanh nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài với hơn 60 năm hoạt...
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có báo cáo Chính phủ tiến độ các dự án thành phần cao tốc phía đông giai đoạn 2020 - 2024. Với tiến độ đoạn cao tốc...
Giới đầu tư có xu hướng ưu tiên những dự án được ưu đãi thanh toán, hỗ trợ tài chính để giảm áp lực dòng vốn và đảm bảo lợi nhuận.
Những tin cũ hơn
Phát biểu tại Hội thảo tham vấn ý kiến Đại biểu Quốc hội về một số nội dung quan trọng trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và...
Chiều ngày 4/11, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã làm việc để thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều Đại biểu Quốc hội đã đưa ý kiến về việc bỏ...
Nhiều vấn đề bất cập như xác định giá đất tiếp cận với giá thị trường rất khó, xác định mục đích thu hồi đất cho dự án như thế nào hay vấn đề xác định...
Các chuỗi hoạt động thú vị và đặc sắc vào mùa lễ hội cuối năm tại Alaric Tower – The Maris được diễn ra từ 11/2022 đến 01/2023, hứa hẹn đem đến cho...
Bất kể những biến động của thị trường bất động sản trong những tháng cuối năm 2022, Khải Hoàn Land nằm trong số ít doanh nghiệp vẫn đang duy trì không...
Bộ Xây dựng đề nghị rà soát quá trình triển khai công tác thu hồi giải phóng mặt bằng, bàn giao đất ở 2 dự án Saigon Centre IV, V trên khu “đất vàng”...
Nhu cầu thực về nhà ở liên tục tăng cao, song mức giá mua lại liên tục tăng mạnh, nhiều người đã lựa chọn vẫn đi thuê ở thời điểm này. Cầu lớn khiến...
Theo UBND thành phố Hà Nội, căn cứ định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt, Quy hoạch phân khu đô...
Nhiều nhà đầu tư săn tìm sản phẩm căn hộ có mức giá vừa phải, pháp lý hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng ở thực nhằm đảm bảo dòng tiền...
Đây là chia sẻ của ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc kinh doanh Hải Phát Homes trong một talkshow diễn ra mới đây.