Kinh nghiệm mua nhà chưa cập nhật tài sản trên đất
Khi mua nhà, nhiều người sẽ thường xuyên gặp những căn nhà đã được xây dựng hoàn chỉnh nhưng trong sổ hồng không cập nhật hiện trạng nhà trên đất, hay...
Thiếu vốn, dẫn tới chậm tiến độ thi công.
Doanh nghiệp cạn vốn?
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp (DN) xây dựng đại đa số là DN vừa và nhỏ, quy mô vốn hạn hẹp, khi thực hiện các hợp đồng xây dựng phần lớn chỉ được tạm ứng 10-15% giá trị hợp đồng nên khi triển khai thực hiện phải sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để mua vật tư, trả lương nhân công.
Vẫn theo ông Hiệp, tín dụng cho các DN xây dựng lại hoàn toàn chưa được ưu tiên như cho DN sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay nhiều ngân hàng bị siết room tín dụng nên tín dụng cho DN xây dựng cũng bị hạn chế và mặt bằng lãi suất còn cao. Do đó nên có hướng dẫn bổ sung những ưu tiên hợp lý cho tín dụng xây dựng, đặc biệt là các dự án trọng điểm theo quan điểm hỗ trợ cho sản xuất.
Trong khi đó theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản (BĐS) TP Hồ Chí Minh, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý nhưng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần bảo đảm tăng cường giám sát, không buông lỏng thị trường nhà đất, làm thế nào để các DN BĐS tiếp cận được tín dụng một cách thuận lợi hơn.
Ở một kênh khác cũng cung cấp nguồn vốn cho DN BĐS là kênh trái phiếu DN đang bị siết lại vì các nội dung dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu DN riêng lẻ.
Theo TS Lê Xuân Nghĩa- thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, từ nay đến cuối năm có khoảng 112 nghìn tỷ trái phiếu đáo hạn. Trong số 1,4 triệu tỷ dư nợ trái phiếu thì có 700-800 nghìn tỷ là của DN BĐS .
Sự chững lại đáng lo ngại của thị trường trái phiếu DN BĐS làm cho nhiều dự án không được tiếp tục triển khai, nhiều DN không có khả năng thanh toán dư nợ trái phiếu chuẩn bị đáo hạn. "Nói cách khác, một bộ phận DN BĐS có thể đối diện nguy cơ vỡ nợ " - ông Nghĩa lo ngại.
Còn theo tính toán của TS Cấn Văn Lực- thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, hiện có khoảng 30 - 40% các DN BĐS, xây dựng, xây lắp đang nợ đọng lẫn nhau với số tiền khoảng 60.000 tỷ đồng. Ông Nguyễn Trọng Điều - Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam cũng cho rằng, hiện nay, thị trường BĐS rơi vào trầm lắng, xu hướng DN nợ đọng với kỳ hạn ngày càng dài, tốc độ triển khai dự án chậm và áp lực lãi vay ngày càng lớn. Việc hầu hết các kênh dẫn vốn cho DN BĐS hiện nay bao gồm vay ngân hàng, phát hành trái phiếu… gần như tắc nghẽn kể từ quý II/2022 đã tạo áp lực lớn lên các DN xây dựng và BĐS.
Chủ động xây dựng phương án vốn
Trong bối cảnh vốn tín dụng của ngân hàng chảy vào BĐS bị hạn chế, vốn huy động trái phiếu cũng bị siết, DN liên quan đến BĐS đang trở nên khó khăn. Và cách nào để giải quyết vấn đề này?
Giới chuyên gia cho rằng DN nên chủ động xây dựng và cải thiện hồ sơ tín dụng trên thị trường vốn là giải pháp căn cơ hướng đến một chiến lược vốn tối ưu thay vì khi có nhu cầu huy động vốn mới thực hiện. Cùng với đó, cần đẩy mạnh áp dụng xếp hạng tín nhiệm. Việc đẩy mạnh xếp hạng tín nhiệm sẽ giúp không chỉ nhà đầu tư cá nhân mà còn giúp các ngân hàng thương mại trong việc tham chiếu lựa chọn, đánh giá và cho vay tín dụng phù hợp với rủi ro và chỉ đạo của NHNN; giúp “đồng bộ hóa” thông tin về chất lượng tín dụng trái phiếu và tín dụng ngân hàng và qua đó hỗ trợ công tác giám sát rủi ro vỡ nợ chéo của cả thị trường tín dụng nói chung.
Số liệu của NHNN cho thấy, tính đến 30/6/2022, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm 2021, cao hơn so với mức 9,35% tăng trưởng chung và chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống. Trong đó, tín dụng đối với BĐS kinh doanh tăng 8,19%, chiếm 33%; tín dụng phục vụ mục đích tự sử dụng tăng 17,2%, chiếm 67%. Thứ hai là vốn tư nhân (vốn góp) với khoảng 60.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 20% tổng số vốn đăng ký của các DN BĐS thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2022). Thứ ba là vốn FDI với hơn 3,21 tỷ USD tính đến ngày 20/7. Cuối cùng là trái phiếu DN BĐS với khoảng 45.000 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm trước), chiếm khoảng 22% tổng lượng phát hành 7 tháng qua. Ngoài ra còn có nguồn vốn nước ngoài (vay, phát hành trái phiếu, bán cổ phần), nguồn vốn từ ngân sách nhà nước như vốn mồi, vốn ưu đãi/giảm thuế, vốn từ chương trình phục hồi…
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, thời gian tới, hoàn thiện chính sách tín dụng đối với thị trường BĐS cần phân biệt rõ hơn về BĐS phục vụ nhu cầu thiết yếu và không thiết yếu để ưu tiên tập trung nguồn vốn phát triển. Như vậy, sẽ tránh được sự phát triển quá nóng gây “bong bóng” trên thị trường BĐS. Muốn vậy, cần phát triển thị trường tài chính theo hướng hài hòa thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn sẽ tạo điều kiện cho DN BĐS huy động nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên, việc huy động vốn cũng luôn phải đặt trong hành lang pháp lý phù hợp; đồng thời, cần phát triển thêm các công cụ tài chính mới phát sinh trong thị trường để phù hợp với thực tiễn.
Đại đoàn kết
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Khi mua nhà, nhiều người sẽ thường xuyên gặp những căn nhà đã được xây dựng hoàn chỉnh nhưng trong sổ hồng không cập nhật hiện trạng nhà trên đất, hay...
KCN Sơn Mỹ 1 do Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Sơn Mỹ làm chủ đầu tư, sẽ được khởi công vào ngày 30/8 tới, nhằm chào...
TP HCM là trung tâm tài chính - kinh tế lớn nhất nước. Hai tuyến đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi, tính đến thời điểm này là hai con đường có giá bất động...
Với tốc độ tăng trưởng số người siêu giàu hàng đầu thế giới, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho các nhà cung cấp du thuyền bởi đây là thú chơi mới...
Không còn bức tranh người người tấp nập đi xem đất, nhiều khu vực vùng ven Hà Nội ghi nhận dấu hiệu trầm lắng. Thậm chí, một số nhà đầu tư đã bắt đầu...
Sự suy yếu của nguồn cung bất động sản đang trở thành lý do khiến giá khó giảm và vẫn có xu hướng đi lên.
Chính sách khuyến khích cá nhân nước ngoài mua nhà ở sẽ không thể thực hiện trọn vẹn nếu không giải quyết được tận gốc vấn đề chứng nhận quyền sở hữu.
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cho phép chủ đầu tư được chuyển giao quỹ đất hoặc quỹ nhà ở tương đương với giá trị...
Trong bối cảnh phát triển đường bộ ở trung du và miền núi Bắc Bộ gặp nhiều khó khăn, việc xây dựng, khai thác các sân bay như: Sa Pa (Lào Cai), Điện...
So với năm 2021, phân khúc căn hộ dịch vụ tại Hà Nội đang trên đà phục hồi tốt, điển hình qua số lượng căn hộ cho thuê tăng lên trong sáu tháng đầu...
Những tin cũ hơn
Sau thời gian cầm cự, nhiều nhà đầu tư bắt đầu đuối sức do không tiếp cận được vốn vay để giải ngân việc mua bất động sản theo tiến độ hoặc đảo nợ, do...
Xu hướng đầu tư nóng vào bất động sản (BĐS) nửa đầu năm 2022 được củng cố bởi căng thẳng địa chính trị trên thế giới và tình trạng lạm phát gia tăng...
Năm 2018, anh Võ Toàn Thắng, ngụ TP.HCM chi hơn 400 triệu mua 48m2 ""đất mộ"", hơn 1 năm sau miếng đất đã lên tới 1,2 tỷ đồng. Cũng từ đây, anh Thắng...
Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, 7 tháng đầu năm nay, mức độ tăng giá của chung cư Hà Nội cao hơn TP. HCM.
Mục tiêu chuyển đổi xanh để giải quyết các tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu trên toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm ngành bất...
Khảo sát của các doanh nghiệp chuyên nghiên cứu thị trường bất động sản đều cho thấy giá bất động sản vùng ven TP.HCM tăng cả ở thị trường sơ cấp lẫn...
Sáng ngày 26/08/2022, chủ đầu tư Apec Group đã tổ chức sự kiện ra quân hoành tráng, quy tụ 05 đại lý phân phối hàng đầu miền Bắc cùng gần 500 trăm...
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TPHCM) vừa đề xuất làm bãi xe buýt gần 1.500 m2 trong công viên Gia Định để đón trả khách, giúp giảm...
Theo các chuyên gia Hà Nội sắp cho phép tách lô, tách thửa trở lại thì việc phân lô bán nền khó xảy ra tình trạng sốt “nóng” như trước đây. Bởi hiện...
Sở Tài chính Khánh Hoà cho biết đã bác đề xuất của một ngân hàng liên quan đến quyết định thu hồi 21.720 m2 đất bờ biển tại dự án công viên Phù Đổng,...